Chuyển đến nội dung chính

Sử dụng chức năng Âm thanh trong Scratch (cho người mới)

 

- Bài viết được trích từ giáo trình học Scratch -

Trong các dự án về thiết kế Game có một yêu cầu hết sức quan trọng để tạo nên sự phấn khích cho người chơi đó là Âm thanh (Sound). Scratch cung cấp chức năng xử lý âm thanh giúp chúng ta dễ dàng tích hợp các file âm thanh trong mỗi kịch bản. Để sử dụng âm thanh trong các dự án, chúng ta có thể nhập khẩu từ thư viện, tải lên từ máy tính hoặc sử dụng trực tiếp công cụ ghi âm.

Một số đặc điểm cần lưu ý:

- Scratch hỗ trợ hai kiểu định dạng âm thanh là MP3 và WAV. Khi chúng ta cần tải lên các file nhạc số từ máy tính vào trong dự án thì hãy đảm bảo rằng các file nhạc đó ở định dạng MP3 hoặc WAV.

- Chúng ta cũng có thể tích hợp âm thanh cho mỗi đối tượng (Sprite) hoặc tạo nhạc nền cho sân khấu biểu diễn.

- Scratch cũng có sẵn các khối lệnh để điều khiển âm thanh như tiếng trống, nốt nhạc, nhịp điệu,...

khoi lenh am nhac scratch

CẤU TẠO GIAO DIỆN XỬ LÝ ÂM THANH TRONG SCRATCH

Khi muốn tích hợp một file âm thanh vào một Sprite hoặc một Stage, trước tiên bạn cần phải chọn nó sau đó chọn thẻ Sound. Và dưới đây là cấu tạo giao diện xử lý âm thanh trong Scratch.

cau tao chuc nang sound scratch

1/ Tích hợp âm thanh cho đối tượng trong dự án

Mỗi đối tượng (Sprite) trong dự án đều có thể tích hợp với một file âm thanh theo các bước sau:

- Bước 1: Chọn đối tượng cần tích hợp âm thanh

- Bước 2: Chọn thẻ Sound

- Bước 3: Chọn cách nhập khẩu âm thanh (3 cách)

- Bước 4: Sử dụng khối lệnh để kích hoạt âm thanh

Xét một ví dụ về việc tích hợp âm thanh cho một đối tượng qua hình ảnh sau:

tich hop am thanh cho doi tuong scratch

tich hop am thanh cho doi tuong scratch 02

Lưu ý:

- Ngoài 3 cách nhập khẩu âm thanh như lấy từ thư viện, ghi âm và nhập khẩu từ máy tính thì bạn cũng có thể sử dụng các khối lệnh để xây dựng các bản nhạc với các nốt nhạc, tiếng trống và các nhạc cụ phù hợp.

- Tại bước 3.2 cần lưu ý việc đặt tên ngắn gọn, dễ phân biệt với các file âm thanh khác trong cùng kịch bản. Tránh nhầm lẫn trong một dự án lớn.

2/ Tạo nhạc nền cho phần sân khấu của dự án

Mỗi dự án trong Scratch đều có phần sân khấu (Stage) với những ảnh nền (Backdrop) đẹp mắt.

Tuy nhiên, nếu chúng ta tích hợp thêm một file nhạc số để tạo nhạc nền thì dự án đó sẽ rất sống động và cuốn hút hơn. Cũng giống như cách tích hợp âm thanh cho đối tượng, khi tạo nhạc nền cho sân khấu ta thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Kích chuột chọn vào ảnh đại diện của sân khấu
- Bước 2: Chọn tiếp thẻ Sound để mở giao diện xử lý âm thanh
- Bước 3: Chọn 1 trong 3 cách để nhập khẩu âm thanh
- Bước 4: Sử dụng khối lệnh để kích hoạt âm thanh

Lưu ý: Tạo nhạc nền cho sân khấu chỉ khác với việc tích hợp âm thanh cho đối tượng ở bước 1. Thay vì chọn đối tượng, ở bước 1 ta phải chọn phần ảnh đại diện của sân khấu như ảnh minh họa sau:

tao nhac nen san khau scratch

Khi xây dựng một dự án âm nhạc, chúng ta thường phải kết hợp các khối lệnh âm thanh với các khối lệnh điều khiển vòng lặp trong nhóm Control như khối lệnh Repeat (), Repeat until () hoặc Forever để các bản nhạc được chơi liên tục, không bị ngắt quãng.

Các ví dụ xây dựng kịch bản âm nhạc
Ví dụ 1
Dưới đây là một kịch bản được xây dựng với việc kết hợp các khối lệnh âm thanh với khối lệnh điều khiển vòng lặp để tạo nên bản nhạc hấp dẫn: Kìa con bướm vàng.

Trong kịch bản này chúng ta có thể thay đổi các nhạc cụ khác nhau để nghe những âm thanh thích hợp.Hãy khởi động Scratch và lắp ghép các khối lệnh để hiểu rõ tác dụng của nó.

vi du 1
Ví dụ 2
Sử dụng khối lệnh nhạc cụ trống với các nhịp điệu thay đổi. Scratch cung cấp khối lệnh nhạc cụ trống play drum () for () beats giúp chúng ta xây dựng những kịch bản âm nhạc có phần nhạc đệm bằng tiếng trống.

Lưu ý: Trước tiên hãy tạo ra một đối tượng hình tròn màu đỏ với kích thước nhỏ, sau đó xây dựng kịch bản theo mẫu dưới đây:

vi du 2

Nguồn: scratch.edutech.vn

Hãy like và để lại comment bên dưới bạn nhé ^_^

Nhiều người cũng xem các bài viết liên quan khác:

>>9 lợi ích mà phương pháp giáo dục stem mang lại

>>Tại sao nên cho trẻ học lập trình Scratch ?

>>[Làm thế nào] Lập trình thú cưng ảo cho bé gái - Tớ học lập trình (cho người mới)

>>[Làm thế nào] Biết tạo hoạt hình trong 5 phút - Tớ học lập trình - Khủng long nhảy múa (cho người mới)

>>[Làm thế nào] Cùng đua xe nào - Tớ học lập trình (cho bé trai)

>>Giới thiệu về phần mềm lập trình robot Scratch 3.0

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[Scratch] 10 THAO TÁC XỬ LÝ KỊCH BẢN TRONG SCRATCH (Cho người mới)

  - Bài viết được trích từ giáo trình học Scratch - THAO TÁC XỬ LÝ KỊCH BẢN TRONG SCRATCH 1/ Phân biệt một khối lệnh, một đoạn mã và một kịch bản. Trong một dự án thường có nhiều đối tượng, mỗi đối tượng lại có một hoặc nhiều kịch bản. Mỗi kịch bản được lắp ghép từ nhiều khối lệnh, cứ từ hai khối lệnh lắp ghép liền nhau trở lên được coi là một đoạn mã. Trước khi thực hiện các thao tác xử lý kịch bản ta cần phân biệt rõ các khái niệm một khối lệnh, một đoạn mã và một kịch bản. 2/ Phục hồi lại các thao tác xử lý trong khu vực kịch bản. Trong quá trình thực hiện các thao tác xử lý khối lệnh như xóa, sao chép,...có thể bạn sẽ cần phục hồi lại thao tác đó. Hãy sử dụng thanh Menu với lệnh Undelete trong mục Edit. 3/ Cách chèn thêm và tách rời một khối lệnh - Chèn thêm 1 khối lệnh vào giữa 2 khối lệnh trong kịch bản Giả sử có một kịch bản như hình 1, ta muốn chèn thêm một khối lệnh vào giữa 2 khối lệnh như hình 2. Hãy nhấp trái chuột để nắm và kéo khối lệnh đó vào vị trí mong muốn đến khi...

4 Đặc điểm sân khấu trong Scratch (cho người mới)

  - Bài viết được trích từ giáo trình học Scratch - 1/ Kích thước của sân khấu: Sân khấu trong Scratch có 3 loại kích thước sau đây: - Kích thước chuẩn: Rộng 480 px, Cao 360 px - Kích thước nhỏ nhất: Rộng 240 px, cao 180 px. Bằng 1/2 kích thước chuẩn - Kích thước toàn màn hình: Phụ thuộc vào kích thước màn hình máy tính. Một số điểm lưu ý: - Đơn vị đo chiều rộng và chiều cao được tính bằng Pixel, ký hiệu là px. Tuy nhiên, trong các khối lệnh của nhóm lệnh Motion thì từ khóa sử dụng là Steps(Số bước đi). Ví dụ khối lệnh move () steps được hiểu là di chuyển đối tượng đi một số bước nào đó. Số bước ở đây tương đương với Pixel. - Sân khấu là một hệ trục tọa độ hai chiều, có trục x và trục y. Điểm chính giữa của sân khấu có tọa độ (x=0, y=0) gọi là gốc tọa độ. Với hệ trục tọa độ thì có phần âm và phần dương. Xem hình ảnh minh họa sau đây: 2/ Backdrop - Ảnh nền/ Phông nền của sân khấu. Cũng giống như đối tượng trong Scratch, nếu mỗi đối tượng có thể có nhiều hình dạng khác nhau gọi là Co...

[20 blogs Cùng bố Học lập trình] Dự án Hệ thống đèn giao thông cảnh báo có đoàn tàu đi qua !

  Bước 1: Cảm biến ánh sáng Chúng ta sẽ sử dụng cảm biến ánh sáng để phát hiện xem có tàu chạy qua hay không. Chúng ta sẽ làm điều này bằng cách phát hiện bóng của đoàn tàu. Trước tiên, hãy khám phá cách hoạt động của cảm biến ánh sáng bằng cách tải chương trình sau xuống micro: bit. Bây giờ nhấn nút A và micro: bit phản hồi bằng một số. Con số này cho biết lượng ánh sáng chiếu vào đèn LED (vâng, đèn LED cũng có thể được sử dụng để phát hiện ánh sáng).  Nếu số mà bạn nhận được là 255 hoặc 0, điều đó có nghĩa là cảm biến độ sáng đang khởi động, vì vậy bạn cần nhấn nút một lần nữa. Bước 2: Cảnh LƯU Ý: Nếu bạn không sở hữu một chiếc xe lửa, bạn cũng có thể sử dụng một chiếc xe hơi hoặc thậm chí bàn tay của bạn để tạo bóng. Phát hiện một cái bóng có thể hơi khó khăn. Để làm việc này, chúng ta cần có một ngọn đèn sáng ở phía bên kia của tàu, không quá cao. Chúng ta có thể sử dụng đèn bàn học. Hơn nữa, chúng tôi không muốn quá nhiều ánh sáng từ các nguồn sáng khác, vì vậy bạn có thể...