- Bài viết được trích từ giáo trình học Scratch -
1/ Kích thước của sân khấu:
Sân khấu trong Scratch có 3 loại kích thước sau đây:
- Kích thước chuẩn: Rộng 480 px, Cao 360 px
- Kích thước nhỏ nhất: Rộng 240 px, cao 180 px. Bằng 1/2 kích thước chuẩn
- Kích thước toàn màn hình: Phụ thuộc vào kích thước màn hình máy tính.
Một số điểm lưu ý:
- Đơn vị đo chiều rộng và chiều cao được tính bằng Pixel, ký hiệu là px. Tuy nhiên, trong các khối lệnh của nhóm lệnh Motion thì từ khóa sử dụng là Steps(Số bước đi). Ví dụ khối lệnh move () steps được hiểu là di chuyển đối tượng đi một số bước nào đó. Số bước ở đây tương đương với Pixel.
- Sân khấu là một hệ trục tọa độ hai chiều, có trục x và trục y. Điểm chính giữa của sân khấu có tọa độ (x=0, y=0) gọi là gốc tọa độ. Với hệ trục tọa độ thì có phần âm và phần dương.
Xem hình ảnh minh họa sau đây:
2/ Backdrop - Ảnh nền/ Phông nền của sân khấu.
Cũng giống như đối tượng trong Scratch, nếu mỗi đối tượng có thể có nhiều hình dạng khác nhau gọi là Costumes, thì sân khấu cũng có thể có nhiều ảnh nền khác nhau gọi là Backdrop.
Như phần đầu đã giới thiệu, khi xem một vở kịch trên sân khấu thì mỗi màn diễn kết thúc sẽ được thay bằng một màn diễn khác và đi kèm với nó là sự thay đổi về phông nền, trang trí,...còn gọi là chuyển cảnh.
Cũng cách hiểu ấy ta áp dụng cho Backdrop. Backdrop chính là phông nền hay ảnh nền của sân khấu.
Chúng ta cần nắm chắc khái niệm này để sau đó ứng dụng trong các tình huống công việc. Ví dụ như lập trình Game, hết Level 1 thì chuyển sang Level 2, màn hình của hai Level sẽ khác nhau. Sự khác nhau này là do chuyển ảnh nền trong Scratch.
3/ Script - Kịch bản của sân khấu
Sân khấu cũng có những kịch bản riêng, do vậy sẽ có những khối lệnh để điều khiển, tác động lên sân khấu.
Tuy nhiên có những khối lệnh không thể sử dụng trong việc điều khiển sân khấu như các khối lệnh trong nhóm Motion, các khối lệnh trong nhóm Pen (trừ lệnh Clear). Các khối lệnh không được sử dụng trong kịch bản của sân khấu thì nó cũng không xuất hiện trong các nhóm lệnh khi được mở ra.
4/ Sound - Nhạc nền của sân khấu
Bên cạnh thẻ Backdrop là thẻ Sound, thẻ sound là một chức năng có thể giúp chúng ta chèn âm thanh nền, nhạc đệm cho sân khấu.
Trong một dự án Game, nếu có nhạc đệm, nhạc nền cho mỗi Level thì sẽ tăng phần lôi cuốn người dùng.
Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về chức năng của thẻ Sound cũng như việc sử dụng nó trong bài học sau.
Hãy like và để lại comment bên dưới bạn nhé ^_^
Nguồn: scratch.edutech.vn
Nhiều người cũng xem các bài viết liên quan khác:
>>9 lợi ích mà phương pháp giáo dục stem mang lại
>>Tại sao nên cho trẻ học lập trình Scratch ?
>>[Làm thế nào] Lập trình thú cưng ảo cho bé gái - Tớ học lập trình (cho người mới)
>>[Làm thế nào] Cùng đua xe nào - Tớ học lập trình (cho bé trai)
Nhận xét
Đăng nhận xét