Chuyển đến nội dung chính

Mô hình giáo dục STEM là gì ?

Mô hình giáo dục STEM là gì? Tại sao giáo dục STEM lại quan trọng đối với trẻ ?


Hãy so sánh 2 bức ảnh dưới đây về mô hình học tặp trước đây và bây giờ? Bạn có tìm thấy sự thay dổi?

Mặc dù trong những năm gần đây, chúng ta đã nhắc tới nhiều cuộc cải cách Giáo dục. Nhưng những cải cách đó đã và đang diễn ra như thế nào và kết quả ra sao? xin trích ra 1 số báo:


Những năm gần đây, đang nổi lên như một mô hình hiệu quả, tiến tiến - Mô hình giáo dục STEM.

Mô hình giáo dục STEM là gì?

STEM là cụm từ viết tắt của một hình thức giáo dục mới hướng đến kinh tế tri thức với sự kết hợp của 4 lĩnh vực, bao gồm: 
- Khoa Học (Science)
- Công Nghệ (Technology)
- Kỹ Thuật (Engineering) 
- Toán Học (Math). 
Nhằm mục đích trang bị cho học viên bộ kỹ năng và kiến thức kết hợp ở 4 mảng trên để đào tạo những thế hệ đón đầu xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0.

Vì sao mô hình giáo dục STEM là xu thế phát triển trong giáo dục?

1. Cách mạng công nghiệp 4.0

    Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra dẫn tới sự phát triển nhảy vọt trong các lĩnh vực như: internet vạn vật (IOT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tế ảo tăng cường (AR), mạng xã hội (social network), di động (mobile), phân tích dữ liệu lớn (analytics of big data) và điện toán đám mây (cloud computing) (viết tắt thành SMAC)... để chuyển hóa phần lớn thông tin thế giới thực thành thế giới số.
    
    Để hình dung đơn giản, những công việc chân tay đơn giản trước đây sẽ được thay thế bằng Robot, như công nhân nhà máy. Thậm chí, những việc tưởng chừng như không thể thay thế, vẫn bị thay thế như, nhân viên giao dich tại ngân hàng, hay kế toán...
Nhưng, cũng sẽ có ngành nghề mới ra đời mà chúng ta vẫn chưa hình dung hết được, chẳng hạn như nghề bác sĩ cho robot, nghề quản lý các thiết bị bay không người lái, nghề quản trị và tư vấn dùng thuốc cho cá nhân qua thiết bị di động, nghề tư vấn sức khỏe và hành vi con người với các thiết bị điện tử...
     Xuất phát từ những thay đổi trong nền kinh tế, các kỹ năng của người lao động cũng đòi hỏi phải thay đổi để đáp ứng cho phù hợp. Trong xu hướng của cách mạng công nghiệp 4.0, nguồn lao động chất lượng cao không chỉ cần có kiến thức chuyên ngành mà đòi hỏi có sự hiểu biết của liên ngành. Ngoài ra các kỹ năng sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề, tạo sản phẩm sáng tạo và làm việc nhóm ngày càng được đề cao. Trong khi đó, ảnh hưởng của khoa học công nghệ, đặc biết công nghệ thông tin dần chiếm ưu thế trên mọi mặt của đời sống. Giáo dục STEM là một hướng tiếp cận mới giúp trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết cần thiết liên quan đến 4 lĩnh vực là khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán. Điểm nổi bật của STEM là kết nối, liên hệ thông tin giữa các lĩnh vực vào trong cuộc sống

2. Tạo hứng thú và giảm áp lực học tập cho học sinh

    Mục đích chính của hệ thống này có thể nói gọn là: “Thực tế hóa” những mớ kiến thức khô khan trong giáo trình của trẻ, hướng đến sát hơn với cái đích cuối cùng là khả năng hành động và giải quyết vấn đề thực thông qua áp dụng kiến thức.

    Giáo dục tích hợp STEM là phương thức giáo dục tích hợp tiếp cận liên môn và thông qua thực hành, ứng dụng lý thuyết đã học, đề cao việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho trẻ.

    Trẻ sẽ được thực tế hóa các kiến thức lý thuyết thông qua các bài tập, tình huống, vấn đề thực tế yêu cầu kỹ năng tìm tòi, chọn lọc và thực thi để giải quyết khó khăn đặt ra, qua đó giúp khắc sâu kiến thức khoa học thông qua hành động thực tiễn chứ không học thuộc lòng như phương thức giáo dục truyền thống.

    Và Lập trình STEM là một trong những cách có thể giúp trẻ tư duy về toán học, logic, cũng như đem những điều các em quan sát được từ cuộc sống xung quanh và đem vào mô tả một cách sinh động bằng các trò chơi, hay các dự án giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Hãy xem thử:


Hãy truy cập vào trang Facebook tại đây để không bỏ lỡ những bài viết mới!

Hãy like và share bài viết nhé ^_^ 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[Scratch] 10 THAO TÁC XỬ LÝ KỊCH BẢN TRONG SCRATCH (Cho người mới)

  - Bài viết được trích từ giáo trình học Scratch - THAO TÁC XỬ LÝ KỊCH BẢN TRONG SCRATCH 1/ Phân biệt một khối lệnh, một đoạn mã và một kịch bản. Trong một dự án thường có nhiều đối tượng, mỗi đối tượng lại có một hoặc nhiều kịch bản. Mỗi kịch bản được lắp ghép từ nhiều khối lệnh, cứ từ hai khối lệnh lắp ghép liền nhau trở lên được coi là một đoạn mã. Trước khi thực hiện các thao tác xử lý kịch bản ta cần phân biệt rõ các khái niệm một khối lệnh, một đoạn mã và một kịch bản. 2/ Phục hồi lại các thao tác xử lý trong khu vực kịch bản. Trong quá trình thực hiện các thao tác xử lý khối lệnh như xóa, sao chép,...có thể bạn sẽ cần phục hồi lại thao tác đó. Hãy sử dụng thanh Menu với lệnh Undelete trong mục Edit. 3/ Cách chèn thêm và tách rời một khối lệnh - Chèn thêm 1 khối lệnh vào giữa 2 khối lệnh trong kịch bản Giả sử có một kịch bản như hình 1, ta muốn chèn thêm một khối lệnh vào giữa 2 khối lệnh như hình 2. Hãy nhấp trái chuột để nắm và kéo khối lệnh đó vào vị trí mong muốn đến khi...

4 Đặc điểm sân khấu trong Scratch (cho người mới)

  - Bài viết được trích từ giáo trình học Scratch - 1/ Kích thước của sân khấu: Sân khấu trong Scratch có 3 loại kích thước sau đây: - Kích thước chuẩn: Rộng 480 px, Cao 360 px - Kích thước nhỏ nhất: Rộng 240 px, cao 180 px. Bằng 1/2 kích thước chuẩn - Kích thước toàn màn hình: Phụ thuộc vào kích thước màn hình máy tính. Một số điểm lưu ý: - Đơn vị đo chiều rộng và chiều cao được tính bằng Pixel, ký hiệu là px. Tuy nhiên, trong các khối lệnh của nhóm lệnh Motion thì từ khóa sử dụng là Steps(Số bước đi). Ví dụ khối lệnh move () steps được hiểu là di chuyển đối tượng đi một số bước nào đó. Số bước ở đây tương đương với Pixel. - Sân khấu là một hệ trục tọa độ hai chiều, có trục x và trục y. Điểm chính giữa của sân khấu có tọa độ (x=0, y=0) gọi là gốc tọa độ. Với hệ trục tọa độ thì có phần âm và phần dương. Xem hình ảnh minh họa sau đây: 2/ Backdrop - Ảnh nền/ Phông nền của sân khấu. Cũng giống như đối tượng trong Scratch, nếu mỗi đối tượng có thể có nhiều hình dạng khác nhau gọi là Co...

10 phương pháp dạy trẻ tập trung học bài

  10 phương pháp dạy trẻ tập trung học bài Phương pháp dạy con chăm chỉ học hành Ngồi cùng với trẻ Giảm mọi âm thanh (nhạc, tivi…)  Tạo góc học tập yên tĩnh Đặt ra mục tiêu để dạy trẻ tập trung khi học Dần dần tăng thời gian trẻ cần phải tập trung cho hoạt động của mình Thời gian học và chơi phải xen kẽ với nhau Quan sát trẻ Trao cho bé quyền làm chủ Hãy cảm thông với trẻ Thường xuyên nói chuyện với giáo viên chủ nhiệm của trẻ Các nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy trẻ lên 5 tuổi hoặc trẻ bắt đầu đi học thường gặp khó khăn về sự tập trung khi ngồi học. Trong bộ não của mỗi trẻ nhỏ đều tồn tại một trung khu điều khiển sự tập trung và chăm chỉ của trẻ, tuy nhiên hầu hết các bé lại có thói quen không tập chung khi ngồi làm một việc gi đó vì vậy cách hướng dẫn dạy dỗ của cha mẹ sẽ đóng một vai trò rất quan trọng để tạo ra cho trẻ những thói quen tốt – xấu khác nhau. Dưới đây là phương pháp dạy trẻ tập trung học bài mà cha mẹ có thể áp ...