Chuyển đến nội dung chính

Cảm biến ánh sáng là gì ? Điện trở quang là gì ?

        

       1. Cảm biến ánh sáng là gì ? Điện trở quang là gì ?

Điện trở quang hay quang trở, photoresistor, photocell, LDR (Light-dependent resistor), là linh kiện điện tử chế tạo bằng chất đặc biệt có điện trở thay đổi giảm theo mức ánh sáng chiếu vào. Đó là điện trở phi tuyến, phi ohmic.

Quang trở được dùng làm cảm biến nhạy sáng trong các mạch dò, ví dụ trong máy đo ánh sáng khi chụp ảnh, trong mạch xác định mức sáng tối của môi trường để kích hoạt đóng cắt đèn chiếu sáng tự động.

2. Nguyên lý hoạt động

Hoạt động của quang trở dựa trên hiệu ứng quang điện trong khối vật chất. Khi photon có năng lượng đủ lớn đập vào, sẽ làm bật electron khỏi phân tử, trở thành tự do trong khối chất và làm chất bán dẫn thành dẫn điện. Mức độ dẫn điện tuỳ thuộc số photon được hấp thụ.

Hay nói 1 cách đơn giản, Quang trở giống như một công tắc điện được bật/tắt phụ thuộc vào ánh sáng chiếu vào bề mặt của quang trở. Khi ánh sáng chiếu vào, quang trở dẫn diện, Khi trong bóng tối, quang trở ngắt điện.


3. Lập trình với quang trở sử dụng Microbit. 

Hướng dẫn kết nối hệ thống

- Ngắt kết nối micro: bit khỏi máy tính của bạn và ngắt kết nối bộ pin.

- Sử dụng kẹp cá sấu để kết nối một trong hai chân của LDR với một trong hai đầu của điện trở.

- Kết nối một kẹp cá sấu khác từ đầu kia của điện trở với GND trên micro: bit của bạn.

- Kết nối kẹp cá sấu với chân còn lại của LDR và gắn nó vào Pin 0.


Lập trình LDR của bạn

 


Kiểm tra code của bạn 

- Tải chương trình của bạn xuống micro: bit của bạn. 

- Kết nối lại pin và chạy chương trình của bạn.


Hãy truy cập vào trang Facebook tại đây để không bỏ lỡ những bài viết mới!


Hãy like và share bài viết nhé ^_^ 

Chúc các bạn lập trình thành công!



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[Scratch] 10 THAO TÁC XỬ LÝ KỊCH BẢN TRONG SCRATCH (Cho người mới)

  - Bài viết được trích từ giáo trình học Scratch - THAO TÁC XỬ LÝ KỊCH BẢN TRONG SCRATCH 1/ Phân biệt một khối lệnh, một đoạn mã và một kịch bản. Trong một dự án thường có nhiều đối tượng, mỗi đối tượng lại có một hoặc nhiều kịch bản. Mỗi kịch bản được lắp ghép từ nhiều khối lệnh, cứ từ hai khối lệnh lắp ghép liền nhau trở lên được coi là một đoạn mã. Trước khi thực hiện các thao tác xử lý kịch bản ta cần phân biệt rõ các khái niệm một khối lệnh, một đoạn mã và một kịch bản. 2/ Phục hồi lại các thao tác xử lý trong khu vực kịch bản. Trong quá trình thực hiện các thao tác xử lý khối lệnh như xóa, sao chép,...có thể bạn sẽ cần phục hồi lại thao tác đó. Hãy sử dụng thanh Menu với lệnh Undelete trong mục Edit. 3/ Cách chèn thêm và tách rời một khối lệnh - Chèn thêm 1 khối lệnh vào giữa 2 khối lệnh trong kịch bản Giả sử có một kịch bản như hình 1, ta muốn chèn thêm một khối lệnh vào giữa 2 khối lệnh như hình 2. Hãy nhấp trái chuột để nắm và kéo khối lệnh đó vào vị trí mong muốn đến khi...

4 Đặc điểm sân khấu trong Scratch (cho người mới)

  - Bài viết được trích từ giáo trình học Scratch - 1/ Kích thước của sân khấu: Sân khấu trong Scratch có 3 loại kích thước sau đây: - Kích thước chuẩn: Rộng 480 px, Cao 360 px - Kích thước nhỏ nhất: Rộng 240 px, cao 180 px. Bằng 1/2 kích thước chuẩn - Kích thước toàn màn hình: Phụ thuộc vào kích thước màn hình máy tính. Một số điểm lưu ý: - Đơn vị đo chiều rộng và chiều cao được tính bằng Pixel, ký hiệu là px. Tuy nhiên, trong các khối lệnh của nhóm lệnh Motion thì từ khóa sử dụng là Steps(Số bước đi). Ví dụ khối lệnh move () steps được hiểu là di chuyển đối tượng đi một số bước nào đó. Số bước ở đây tương đương với Pixel. - Sân khấu là một hệ trục tọa độ hai chiều, có trục x và trục y. Điểm chính giữa của sân khấu có tọa độ (x=0, y=0) gọi là gốc tọa độ. Với hệ trục tọa độ thì có phần âm và phần dương. Xem hình ảnh minh họa sau đây: 2/ Backdrop - Ảnh nền/ Phông nền của sân khấu. Cũng giống như đối tượng trong Scratch, nếu mỗi đối tượng có thể có nhiều hình dạng khác nhau gọi là Co...

10 phương pháp dạy trẻ tập trung học bài

  10 phương pháp dạy trẻ tập trung học bài Phương pháp dạy con chăm chỉ học hành Ngồi cùng với trẻ Giảm mọi âm thanh (nhạc, tivi…)  Tạo góc học tập yên tĩnh Đặt ra mục tiêu để dạy trẻ tập trung khi học Dần dần tăng thời gian trẻ cần phải tập trung cho hoạt động của mình Thời gian học và chơi phải xen kẽ với nhau Quan sát trẻ Trao cho bé quyền làm chủ Hãy cảm thông với trẻ Thường xuyên nói chuyện với giáo viên chủ nhiệm của trẻ Các nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy trẻ lên 5 tuổi hoặc trẻ bắt đầu đi học thường gặp khó khăn về sự tập trung khi ngồi học. Trong bộ não của mỗi trẻ nhỏ đều tồn tại một trung khu điều khiển sự tập trung và chăm chỉ của trẻ, tuy nhiên hầu hết các bé lại có thói quen không tập chung khi ngồi làm một việc gi đó vì vậy cách hướng dẫn dạy dỗ của cha mẹ sẽ đóng một vai trò rất quan trọng để tạo ra cho trẻ những thói quen tốt – xấu khác nhau. Dưới đây là phương pháp dạy trẻ tập trung học bài mà cha mẹ có thể áp ...