Chuyển đến nội dung chính

4 cách tạo cảm hứng khám phá khoa học cho trẻ

 

4 cách tạo cảm hứng khám phá khoa học cho trẻ

Để tạo cảm hứng cho trẻ khám phá khoa học, cha mẹ cần đổi mới cách tiếp cận, chuẩn bị không gian và đồng hành cùng bé trong quá trình học hỏi. 

Khoa học thúc đẩy sự phát triển của con người, có thể ứng dụng trong mọi tình huống của cuộc sống, do đó, việc cho trẻ tiếp cận từ sớm sẽ giúp trẻ hiểu bản chất hiện tượng, từ đó, thích ứng nhanh với môi trường xung quanh. 

Tuy nhiên, hiện nay, vẫn có nhiều trẻ nhỏ không hứng thú với lĩnh vực này bởi cách tiếp cận và truyền đạt khô khan. Vì vậy, để kích thích trẻ khám phá khoa học, các bậc phụ huynh có thể áp dụng các cách sau đây: 

Thực hành nhiều hơn lý thuyết

Trẻ nhỏ luôn có ham muốn tìm hiểu, tò mò về thế giới xung quanh, mỗi câu hỏi "vì sao" của chúng về các hiện tượng đều có thể trở thành cơ hội để các bậc phụ huynh giải thích cho trẻ về khoa học. 

Cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ thực hành, cho con tự khám phá từ các hiện tượng đơn giản.

Cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ thực hành, cho con tự khám phá từ các hiện tượng đơn giản.

Tuy nhiên, với sự hiếu động vốn có, việc chỉ cung cấp kiến thức lý thuyết khô khan sẽ không thể giữ trẻ tập trung. Do đó, cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ thực hành, cho con tự khám phá từ các hiện tượng đơn giản như nước chuyển sang thể rắn khi ở nhiệt độ thấp, tan ra khi gặp nhiệt độ cao, lực hút của nam châm... dưới sự giám sát của mình, từ đó, trẻ sẽ chủ động tìm hiểu nguyên lý của chúng.  

Đồng hành cùng con

Với các thí nghiệm đơn giản cha mẹ nên để con tự thực hiện dưới sự giám sát của mình nhằm rèn tính tự lập cho trẻ. Khi trẻ thực hiện, ngoài việc đảm bảo sự an toàn cho trẻ, đồng thời, giải thích về bản chất hiện tượng. Như vậy, trẻ sẽ được tiếp thu cả kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành. 

Để làm được điều này, cha mẹ cần trau dồi kỹ năng giao tiếp cùng trẻ trong quá trình thực hành, kiên nhẫn quan sát con làm thí nghiệm, để trẻ thực hiện chậm rãi, đồng thời, đưa ra một vài gợi ý khi trẻ gặp khúc mắc. 

Ngoài ra, thông qua quá trình này, các bậc phụ huynh nên chú ý xem trẻ có năng lực vượt trội hơn ở lĩnh vực nào, từ đó, khuyến khích trẻ tiếp tục phát huy tiềm năng. 

Tạo không gian thực hành thí nghiệm tại nhà

Khoa học gắn liền với mọi hoạt động trong cuộc sống, do đó, cha mẹ có thể áp dụng cách lý giải khoa học cho bé về các hiện tượng xung quanh. Ngay cả với các đồ dùng đơn giản như cốc nước, nam châm, kim loại, màu nước hay các dụng cụ an toàn trong nhà bếp cũng có thể trở thành dụng cụ thí nghiệm cho trẻ. 

Video Player is loading.
Hiện tại 0:37
/
Thời lượng 0:42
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%

Thí nghiệm tạo nhạc nước để cung cấp kiến thức về sự dao động của vật thể. Video: Kid Lab

Đồng thời, việc thực hành thí nghiệm kết hợp với các hoạt động vui chơi như vẽ tranh, thổi bong bóng, tạo ra nhạc nước với ly thủy tinh... sẽ khiến việc tiếp thu kiến thức cho trẻ thú vị hơn.

Học khoa học trực tuyến

Trong thời đại công nghệ số, ở mọi hoàn cảnh, trẻ đều có thể thực hiện các thí nghiệm khoa học thông qua các nền tảng trực tuyến như sách, báo, truyền hình... Ngoài ra, trong giai đoạn bùng phát Covid-19, trẻ cần hạn chế đến nơi đông người, thậm chí, nghỉ học kéo dài, do đó, các kênh hướng dẫn thí nghiệm khoa học trực tuyến sẽ giúp việc học của trẻ không bị gián đoạn, đồng thời kích thích trẻ khám phá tự nhiên.

Nguồn: vnexpress

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

4 Đặc điểm sân khấu trong Scratch (cho người mới)

  - Bài viết được trích từ giáo trình học Scratch - 1/ Kích thước của sân khấu: Sân khấu trong Scratch có 3 loại kích thước sau đây: - Kích thước chuẩn: Rộng 480 px, Cao 360 px - Kích thước nhỏ nhất: Rộng 240 px, cao 180 px. Bằng 1/2 kích thước chuẩn - Kích thước toàn màn hình: Phụ thuộc vào kích thước màn hình máy tính. Một số điểm lưu ý: - Đơn vị đo chiều rộng và chiều cao được tính bằng Pixel, ký hiệu là px. Tuy nhiên, trong các khối lệnh của nhóm lệnh Motion thì từ khóa sử dụng là Steps(Số bước đi). Ví dụ khối lệnh move () steps được hiểu là di chuyển đối tượng đi một số bước nào đó. Số bước ở đây tương đương với Pixel. - Sân khấu là một hệ trục tọa độ hai chiều, có trục x và trục y. Điểm chính giữa của sân khấu có tọa độ (x=0, y=0) gọi là gốc tọa độ. Với hệ trục tọa độ thì có phần âm và phần dương. Xem hình ảnh minh họa sau đây: 2/ Backdrop - Ảnh nền/ Phông nền của sân khấu. Cũng giống như đối tượng trong Scratch, nếu mỗi đối tượng có thể có nhiều hình dạng khác nhau gọi là Costum

[20 blogs Cùng bố Học lập trình] Dự án Hệ thống đèn giao thông cảnh báo có đoàn tàu đi qua !

  Bước 1: Cảm biến ánh sáng Chúng ta sẽ sử dụng cảm biến ánh sáng để phát hiện xem có tàu chạy qua hay không. Chúng ta sẽ làm điều này bằng cách phát hiện bóng của đoàn tàu. Trước tiên, hãy khám phá cách hoạt động của cảm biến ánh sáng bằng cách tải chương trình sau xuống micro: bit. Bây giờ nhấn nút A và micro: bit phản hồi bằng một số. Con số này cho biết lượng ánh sáng chiếu vào đèn LED (vâng, đèn LED cũng có thể được sử dụng để phát hiện ánh sáng).  Nếu số mà bạn nhận được là 255 hoặc 0, điều đó có nghĩa là cảm biến độ sáng đang khởi động, vì vậy bạn cần nhấn nút một lần nữa. Bước 2: Cảnh LƯU Ý: Nếu bạn không sở hữu một chiếc xe lửa, bạn cũng có thể sử dụng một chiếc xe hơi hoặc thậm chí bàn tay của bạn để tạo bóng. Phát hiện một cái bóng có thể hơi khó khăn. Để làm việc này, chúng ta cần có một ngọn đèn sáng ở phía bên kia của tàu, không quá cao. Chúng ta có thể sử dụng đèn bàn học. Hơn nữa, chúng tôi không muốn quá nhiều ánh sáng từ các nguồn sáng khác, vì vậy bạn có thể phải đón

[Scratch] 10 THAO TÁC XỬ LÝ KỊCH BẢN TRONG SCRATCH (Cho người mới)

  - Bài viết được trích từ giáo trình học Scratch - THAO TÁC XỬ LÝ KỊCH BẢN TRONG SCRATCH 1/ Phân biệt một khối lệnh, một đoạn mã và một kịch bản. Trong một dự án thường có nhiều đối tượng, mỗi đối tượng lại có một hoặc nhiều kịch bản. Mỗi kịch bản được lắp ghép từ nhiều khối lệnh, cứ từ hai khối lệnh lắp ghép liền nhau trở lên được coi là một đoạn mã. Trước khi thực hiện các thao tác xử lý kịch bản ta cần phân biệt rõ các khái niệm một khối lệnh, một đoạn mã và một kịch bản. 2/ Phục hồi lại các thao tác xử lý trong khu vực kịch bản. Trong quá trình thực hiện các thao tác xử lý khối lệnh như xóa, sao chép,...có thể bạn sẽ cần phục hồi lại thao tác đó. Hãy sử dụng thanh Menu với lệnh Undelete trong mục Edit. 3/ Cách chèn thêm và tách rời một khối lệnh - Chèn thêm 1 khối lệnh vào giữa 2 khối lệnh trong kịch bản Giả sử có một kịch bản như hình 1, ta muốn chèn thêm một khối lệnh vào giữa 2 khối lệnh như hình 2. Hãy nhấp trái chuột để nắm và kéo khối lệnh đó vào vị trí mong muốn đến khi nào